CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN VIÊM ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

Nguyễn Nam |

Không chỉ xuất hiện trên mặt, mụn viêm còn dễ tấn công vùng da ngực, cổ, lưng và vai. Nếu bạn không xử lý hoặc xử lý không triệt để, vùng viêm nhiễm sẽ lan rộng tạo thành từng chùm mụn viêm, cuối cùng để lại sẹo lâu dài hoặc vĩnh viễn. Do đó, bạn nên đi khám da liễu ngay khi những nốt mụn viêm hình thành. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bắt đầu với các phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) trước khi chuyển sang những phương pháp điều trị theo toa mạnh hơn.

ĐIỀU TRỊ OTC

 

Đối với phương pháp điều trị OTC, bạn sẽ được chỉ định thoa các sản phẩm có thành phần trị mụn viêm như:

– Benzoyl peroxide: hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn P. Acnes bị mắc kẹt trong lỗ chân lông, đồng thời giảm viêm. Nó có nhược điểm là gây khô da, nên thường không được khuyên sử dụng lâu dài.

– Axit salicylic: có tác dụng làm bong tróc và loại bỏ các tế bào da chết từ sâu trong lỗ chân lông, ngăn ngừa tổn thương do mụn viêm để lại cũng như ngăn mụn tái phát. Khi áp dụng phương pháp này, bạn thường phải bôi kem dưỡng ẩm kèm theo, bởi axit salicylic có thể làm da khô dần theo thời gian.

– Lưu huỳnh: Thành phần này chỉ có tác dụng không làm cho tình trạng mụn của bạn bị viêm nặng hơn, chứ không trị được các loại mụn viêm cứng đầu.

– Thành phần trị mụn từ tự nhiên: chẳng hạn như nghệ, mật ong, nha đam, tinh chất hành tây đỏ… Decumar là gel trị mụn đầu tiên tại Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn viêm, ngừa thâm sẹo. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên. Curcumin dạng nano từ nghệ tươi là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm mờ thâm sẹo trong thời gian cực nhanh. Tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa hình thành sẹo lõm. Vitamin E và lô hội giúp dưỡng ẩm, làm sáng da và chống oxy hóa.

Bạn cần kiên trì trong suốt quá trình trị mụn OTC, thường phải mất từ 2-3 tháng mới thấy kết quả. Cá biệt có trường hợp mụn viêm không đáp ứng với điều trị OTC, đặc biệt là khi nó lan rộng và tái phát. Nếu sau 3 tháng áp dụng phương pháp OTC mà tình hình không cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị mạnh hơn.

ĐIỀU TRỊ Y TẾ

 

Tùy thuộc vào tình trạng mụn, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng thuốc theo toa hoặc kem bôi, hoặc kết hợp cả hai thứ, bao gồm:

– Retinoids: là dẫn xuất vitamin A giúp loại bỏ các tế bào da chết, có hiệu quả rõ ràng đối với mụn trứng cá bị viêm. Tuy vậy, nó cũng làm cho da bạn nhạy cảm hơn với tia UV. Vì vậy, bạn phải che chắn da thật cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Isotretinoin: Thuốc uống này là một trong những phương pháp mạnh nhất được kê toa để điều trị mụn viêm. Vì gây ra một loạt tác dụng phụ nên nó thường chỉ dành cho các trường hợp nghiêm trọng như mụn bọc, mụn nang hoặc không đáp ứng với retinoids. Tránh dùng isotretinoin nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai.

– Kháng sinh đường uống: Nếu bác sĩ da liễu nghi ngờ lượng vi khuẩn P.acnes trên da bạn vượt quá mức cho phép, họ sẽ kê toa một đợt kháng sinh. Chúng được sử dụng tạm thời để kiểm soát vi khuẩn, thường là trong trường hợp mụn nang lan rộng.

– Thuốc kháng sinh tại chỗ: Không giống như kháng sinh đường uống chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn, thuốc kháng sinh tại chỗ được sử dụng 2 lần/ngày trong tối đa 2 tháng. Tuy nhiên, chúng không mạnh bằng kháng sinh đường uống nên chỉ hiệu quả nhất với các loại mụn viêm ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mụn đỏ và mụn mủ.

– Phương pháp điều trị nội tiết tố: Một số trường hợp mụn trứng cá bị viêm là do mất cân bằng nội tiết tố. Trong trường hợp này, bác sĩ da liễu sẽ kê toa để điều chỉnh hormone. Thuốc tránh thai có tác dụng đối với một số phụ nữ bị mụn viêm trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Spironolactone – một loại thuốc chống androgen – cũng giúp điều trị mụn bọc và mụn nang do nồng độ androgen cao bất thường.

Hệ thống đại lý beautycosmetics

hệ thống đại lý

Rộng khắp

63 tỉnh thành phố

Liên hệ làm đại lý